Về cơ bản thì độ phân giải (Resolution) là một thước đo được sử dụng để mô tả độ sắc nét và rõ ràng của một hình ảnh, và nó cũng được dùng như là một trong những thước đo để đánh giá chất lượng của các thiết bị điện tử, như màn hình, máy in, máy ảnh kỹ thuật số cùng với nhiều công nghệ phần cứng và phần mềm khác. Trong bài này LIGHTVN chỉ đề cập đến độ phân giải của hình ảnh (ảnh số) và màn hình.

Độ phân giải là một trong những yếu tố được người dùng quan tâm nhất khi nói về hình ảnh, lựa chọn các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop hay màn hình PC và tương lai là màn hình LED, vậy độ phân giải là gì ?. Chúng ta cũng thường nghe nói chất lượng Full HD (1920 X 1080), 4K (3840 X 2160), 8K (7680 X 4320) khi nói về hình ảnh hay màn hình, vậy bạn đã hiểu những thông số này, hãy cùng LIGHTVN tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé .!

1. Độ phân giải hình ảnh là gì ?.

Độ phân giải hình ảnh là chỉ số biểu hiện số lượng các điểm ảnh trên một hình ảnh, bất cứ hình ảnh nào cũng đều có các điểm ảnh được sắp xếp theo một số hàng và cột nhất định, các điểm ảnh này được gọi là pixel. Khi rất nhiều điểm ảnh được xếp lại gần nhau thì nó sẽ tạo ra những điểm ảnh, giả định các yếu tố khác là giống nhau (đặc biệt là kích thước hiển thị), thì càng nhiều điểm ảnh, hình ảnh càng rõ ràng và sắc nét.

Độ phân giải hình ảnh được thể hiện bằng cách nhân số hàng và số cột của các điểm ảnh.

Độ Phân Giải Của Một Hình Ảnh.
Độ Phân Giải Của Một Hình Ảnh.

Ví dụ: Một hình ảnh có thông số demensions (800 x 1200) cho biết được hình ảnh này có 800 x 1200 = 960.000 pixels, bao gồm 800 pixels theo chiều ngang và 1200 pixels theo chiều dọc. Tương tự một hình ảnh có thông số demensions (400 x 600) cho ta biết được màn hình này có 400 x 600 = 240.000 pixels, bao gồm 400 pixels theo chiều ngang và 600 pixels theo chiều dọc.

2. Độ phân giải màn hình là gì ?.

Cũng tương tự như độ phân giải của một hình ảnh, độ phân giải màn hình là chỉ số biểu hiện số lượng các điểm ảnh hiển thị trên màn hình, bất cứ màn hình nào cũng đều có các điểm ảnh được sắp xếp theo một số hàng và cột nhất định, các điểm này được gọi là pixel. Khi rất nhiều điểm ảnh được xếp lại gần nhau thì nó sẽ tạo ra những điểm ảnh, giả định các yếu tố khác là giống nhau (đặc biệt là kích thước màn hình), thì màn hình càng nhiều điểm ảnh, hình ảnh càng rõ ràng và sắc nét.

Độ phân giải màn hình được thể hiện bằng cách nhân số hàng và số cột của các điểm ảnh.

Độ Phân Giải Màn Hình.
Độ Phân Giải Màn Hình.

Ví dụ: Màn hình Full HD (1920 x 1080) cho ta biết được màn hình này có 1920 x 1080 = 2.073.600 pixels, bao gồm 1920 pixels theo chiều ngang và 1080 pixels theo chiều dọc.

3. Độ phân giải màn hình, ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng hiển thị ?.

Về cơ bản thì độ phân giải là một thước đo được sử dụng để mô tả độ sắc nét và rõ ràng, nó cũng được dùng như là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của màn hình. Độ phân giải càng cao thì cho khả năng hiển thị hình ảnh càng sắc nét, rõ ràng và càng trung thực, tuy nhiên chúng ta còn phải xem xét nhiều tiêu chí khác như công nghệ màn hình, mật độ điểm ảnh, kích thước màn hình cùng như tần số quét, để đánh giá chất lượng của một màn hình.

Một ví dụ đơn giản như một màn hình có kích thước 5 inch có độ phân giải (1920 x 1080) so sánh với một màn hình khác có cùng độ phân giải nhưng kích thước 7 inch, diện tích màn hình lớn hơn sẽ phải dàn trải nhiều điểm ảnh hơn do đó hình ảnh hiển thị có thể kém sắc nét hơn.

4. Những tiêu chí đi cùng với độ phân giải màn hình để có chất lượng hiển thị tốt nhất.

  • Nội dung cần hiển thị phải có độ phân giải lớn hơn hoặc bằng so với độ phân giải của màn hình, để có chất lượng hiển thị tốt nhất.

Nhưng cũng cần lưu ý nếu độ phân giải hình ảnh lớn hơn độ phân giải màn hình thì chất lượng hiển thị vẫn không thay đổi, trong khi đó dung lượng lưu trữ hình ảnh lại tăng và cũng tăng gánh nặng xử lý cho GPU khi hiển thị hình ảnh đó.

Dưới đây là các trường hợp về nội dung được hiển thị trên màn hình.

+ Trường hợp 1: Độ phân giải hình ảnh lớn hơn hoặc bằng với độ phân giải của màn hình.

Ví dụ: Màn hình có độ phân giải Full HD (1920 x 1080), hình ảnh cần có độ phân giải lớn hơn hoặc bằng độ phân giải (1920 x 1080) để cho chất lượng hình ảnh tốt nhất.

Độ Phân Giải Hình Ảnh - Độ Phân Giải Màn Hình.
Độ Phân Giải Hình Ảnh – Độ Phân Giải Màn Hình.

+ Trường hợp 2: Nếu độ phân giải hình ảnh nhỏ hơn độ phân giải của màn hình thì chất lượng hiển thị sẽ bị giảm ở cả hai trường hợp sau.

++ Hình ảnh độ phân giải (960 x 540) hiển thị trên màn hình độ phân giải Full HD (1920 x 1080). Ở chế độ mặt định hình ảnh sắc nét nhất, nhưng hình ảnh bị thu nhỏ so với màn hình. Trường hợp này các bạn thường xuyên gặp khi xem một tấm ảnh nào đó không đúng với độ phân giải của màn hình.

Độ Phân Giải Hình Ảnh Thấp Hơn Độ Phân Giải Màn Hình Thì Hình Ảnh Bị Thu Nhỏ So Với Màn Hình.
Độ Phân Giải Hình Ảnh Thấp Hơn Độ Phân Giải Màn Hình Thì Hình Ảnh Bị Thu Nhỏ So Với Màn Hình.

++ Hình ảnh độ phân giải (960 x 540) hiển thị trên màn hình độ phân giải Full HD (1920 x 1080). Ở chế độ zoom ảnh toàn màn hình thì hình ảnh không sắc nét, do diện tích hiển thị lớn hơn, các pixels của ảnh sẽ phải dàn trải các điểm ảnh ra, do đó hình ảnh hiển không sắc nét.

Độ Phân Giải Hình Ảnh Nhỏ Hơn Độ Phân Giải Màn Hình Thì Hình Ảnh Không Sắc Nét.
Độ Phân Giải Hình Ảnh Nhỏ Hơn Độ Phân Giải Màn Hình Thì Hình Ảnh Không Sắc Nét.
  • Nội dung hiển thị (hình ảnh, video) phải đúng với tỉ lệ màn hình (tránh tình trạng hình ảnh bị giản theo chiều ngang hoặc chiều cao).

Đa số màn hình được thiết kế theo tỉ lệ 16:9 dẫn đến đa số hình ảnh hoặc video cũng được thiết kế theo tỉ lệ 16:9, để nội dung hiển thị được chất lượng nhất, các bạn chú ý vấn đề này để sử dụng hình ảnh và video cho phù hợp với màn hình của mình nhé !.

Tỉ Lệ Màn Hình.
Tỉ Lệ Màn Hình.

Dưới đây là các trường hợp về nội dung được hiển thị trên màn hình.

+ Trường hợp 1: Tỉ lệ hình ảnh bằng với tỉ lệ màn hình của màn hình.

Ví dụ: Hình ảnh có tỉ lệ 16:9 độ phân giải (1920 x 1080), được hiển thị trên màn hình cũng tỉ lệ 16:9 độ phân giải (1920 x 1080) thì chất lượng hiển thị tốt nhất.

Tỉ Lệ Hình Ảnh - Tỉ Lệ Màn Hình.
Tỉ Lệ Hình Ảnh – Tỉ Lệ Màn Hình.

+ Trường hợp 2: Nếu tỉ lệ hình ảnh nhỏ hơn tỉ lệ của màn hình, thì chất lượng hiển thị sẽ giảm ở cả hai trường hợp sau.

++ Hình ảnh tỉ lệ 4:3 độ phân giải (1440 x 1080) hiển thị trên màn hình tỉ lệ 16:9 độ phân giải (1920 x 1080). Ở chế độ mặt định hình ảnh sắc nét nhất, nhưng hình ảnh bị khoản đen 2 bên, trường hợp này các bạn hay gặp nhất khi xem video nào đó không đúng với tỉ lệ của màn hình.

Tỉ Lệ Hình Ảnh (4-3)_Tỉ Lệ Màn Hình (16-9)_Hình Ảnh Bị Đen Hai Bên.
Tỉ Lệ Hình Ảnh (4-3)_Tỉ Lệ Màn Hình (16-9)_Hình Ảnh Bị Đen Hai Bên.

++ Hình ảnh độ phân giải (1440 x 1080) hiển thị trên màn hình độ phân giải Full HD (1920 x 1080). Ở chế độ zoom ảnh toàn màn hình thì bố cục hình ảnh bị sai tỉ lệ (chi tiết bị giản theo chiều ngang hoặc chiều cao).

Tỉ Lệ Hình Ảnh (4-3)_Tỉ Lệ Màn Hình (16-9)_Bố Cục Hình Ảnh Sai Tỉ Lệ.
Tỉ Lệ Hình Ảnh (4-3)_Tỉ Lệ Màn Hình (16-9)_Bố Cục Hình Ảnh Sai Tỉ Lệ.

Ngoài hai tiêu chí chính ở trên chúng ta còn nhiều tiêu chí như:

  • Kích thước và tỉ lệ màn hình phù hợp với khoản cách từ mắt đến màn hình.

  • Góc nhìn từ mắt đến màn hình thích hợp.

  • Độ sáng phù hợp + công nghệ lọc ánh sáng xanh, chống loá.

  • Tần số quét của màn hình cao.

  • Độ tương phản của màn hình cao.

  • Thời gian phản hồi (tiêu chí quan trọng cho các game thủ).

LIGHTVN sẽ cùng các bạn tìm hiểu qua các bài viết sắp tới.

5. Thuật ngữ độ phân giải ở các lĩnh vực các bạn hay nhầm lẫn.

Độ phân giải màn hình và độ phân giải của máy ảnh, độ phân giải của máy in là khác nhau, nhưng có một số bạn hay bị nhầm lẫn.

  • Độ phân giải máy ảnh được đánh giá bằng chỉ số MP (Megapixel), mang ý nghĩa số điểm ảnh tối đa trên một bức hình mà máy ảnh đó chụp được. Ví dụ, một máy ảnh có độ phân giải 13MP tức là nó có khả năng chụp được những bức ảnh chứa 13 triệu điểm ảnh.
  • Độ phân giải của máy in được tính bằng đơn vị DPI (Dots Per Inch) là số lượng hạt mực bao phủ trên bề mặt bản in có đường chéo 1 inch (tương đương với 2.54 cm). Hình ảnh, chữ viết khi in ra được tạo ra từ các hạt mực, vì vậy, độ phân giải của máy in càng cao thì mật độ hạt mực trên 1 inch càng lớn, dẫn đến hình ảnh, chữ viết được in ra càng sắc nét.

6. Các tiêu chuẩn về độ phân giải.

Có rất nhiều tiêu chuẩn về độ phân giải, nhưng ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu một vài tiêu chuẩn cơ bản thường gặp và dễ nhớ nhất.

Tiêu Chuẩn Độ Phân Giải.
Tiêu Chuẩn Độ Phân Giải.
  • Độ phân giải thấp.

Độ phân giải màn hình thông dụng đời đầu cực kỳ khiêm tốn với các tiêu chuẩn như.

Độ phân giải VGA.

VGA viết tắt của (Video Graphics Array) là độ phân giải hiển thị có chiều ngang và chiều dọc tương ứng với (640 x 480) pixels. VGA cho tổng số 307.000 điểm ảnh độc lập trên toàn bộ khung hình, VGA có tỷ lệ khung hình là (4:3).

Cùng lớp với VGA chúng ta có độ phân giải:

+ QVGA: Chữ “Q” là viết tắt của từ “Quarter” (có nghĩa là ¼ trong tiếng Anh). Đúng như tên gọi, tiêu chuẩn QVGA có nghĩa nó bằng ¼ so với chuẩn VGA, tương đương (320 x 240) pixels.

+ WVGA hay WGA: Là viết tắt của từ Wide-VGA, gần tương tự như VGA nhưng độ phân giải WVGA hiển thị chiều ngang nhiều hơn và đa dạng hơn với nhiều kích thước khác nhau như: (720 x 480) pixels tỉ lệ 3:2, (800 x 480) pixels tỉ lệ 5:3. Và trường hợp tỉ lệ (16:9) với chiều ngang lớn hơn nữa là tiêu chuẩn FWVGA (viết tắt của Full Wide Video Graphics Array hay Full-WVGA) có độ phân giải là (854 x 480) pixels.

Ngoài ra còn một số độ phân giải như: CGA, QQVGA, QVGA, WQVGA, SVGA, DVGA.

  • Độ phân giải cao.

Ngày nay, các dòng thiết bị với màn hình tiêu chuẩn thấp nói trên ngày càng thu hẹp. Thay vào đó, thiết bị với tiêu chuẩn màn hình chất lượng cao ngày một phổ biến như:

HD (720p): Đây là tiêu chuẩn cho những màn hình có độ phân giải (1280×720) pixels tỉ lệ 4:3, nét gấp 3 lần VGA. Những biến thể của nó bao gồm các tiêu chuẩn XGA (1024 x 768) pixels tỉ lệ 4:3 hay WXGA (1280 x 800) tỉ lệ 16:10. Và người ta nâng thêm số lượng các điểm ảnh, biến tỷ lệ khung hình gần đạt 16:9, một trong những biến thể này là độ phân giải (1366×768) pixels, hiện đang rất phổ biến trên các mẫu laptop phổ thông giá rẻ.

Full HD (1080p): Sau HD thì đến Full HD – Chuẩn cao hơn được áp dụng trên màn hình máy tính, điện thoại, Full HD hay còn gọi là 1080p, có độ phân giải (1920×1080) pixels và có tỷ lệ khung hình là 16:9. Gần đây thì trên màn hình điện thoại tràn viền với tỉ lệ 18:9 hay 19:9 có tiêu chuẩn Full HD+, là biến thể của Full HD với chiều cao giữ nguyên 1080 pixels trong khi chiều rộng có thể là: (2160 x 1080) pixels, (2280 x 1080) pixels hay (2340 x 1080) pixels,….

2K: Màn hình theo tiêu chuẩn này có độ phân giải (2048 x 1080) pixels tỉ lệ 17:9, tuy nhiên độ phân giải 2K này không phổ biến khi bạn chọn mua laptop hay màn hình. Biến thể nâng cao của tiêu chuẩn 2K là QHD (Chữ “Q” trong “QHD” là viết tắt của từ “Quad”, có nghĩa là 4 trong tiếng Anh), đúng như tên gọi, tiêu chuẩn QHD có nghĩa nó bằng 4 lần so với chuẩn HD, tương đương (2560 x 1440) pixels, biến thể này xuất hiện trên hầu hết các mẫu laptop và màn hình tầm trung.

Ngoài ra còn một số biến thể phổ biến của màn hình 2K, thường được gọi là 2K+, có chiều cao tương tự như màn hình 2K nhưng chiều rộng sẽ lớn hơn với các độ phân giải phổ biến như: (2560 x 1600) pixels, (2880 x 1800) pixels, (2960 x 1440) pixels, (3120 x 1440) pixels, ….

4K hay Ultra HD (UHD):

Đây là tiêu chuẩn dành cho những màn hình có độ phân giải (3840 x 2160) pixels hoặc (4096 x 2160) pixels, cao gấp 4 lần so với chuẩn Full HD 1080p (1920×1080) pixels. Tiêu chuẩn 4K chưa phổ biến với smartphone mà chủ yếu được tích hợp trong màn hình TV cao cấp.

  • Độ phân giải siêu cao.

Tiêu chuẩn độ phân giải này chưa được phổ biến và cũng chưa xuất hiện trên điện thoại, chỉ mới xuất hiện trên và dòng Tivi cao cấp và màn hình LED.

8K hay Full Ultra HD (FUHD): Đây là tiêu chuẩn dành cho những màn hình có độ phân giải (7680 x 4320) pixels hoặc (8192 x 4320) pixels, có số điểm ảnh gấp 4 lần 4K và 16 lần Full HD.

16K hay Quad Ultra HD (QUHD): Đây là tiêu chuẩn dành cho những màn hình có độ phân giải (15360 x 8640) pixels, cao (gấp 4 lần 8K và 16 lần 4K).

Vậy là LIGHTVN đã gửi đến bạn những kiến thức cơ bản nhất về độ phân giải hình ảnh là gì, độ phân giải màn hình là gì ?. Độ phân giải hình ảnh và độ phân giải màn hình, ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng hiển thị ?. Những tiêu chí đi cùng độ phân giải để có chất lượng hiển thị tốt nhất. Một số tiêu chuẩn về độ phân giải màn hình.

Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin cũng như kinh nghiệm hữu ích về màn hình (một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta), từ đó có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình khi lưạ chọn các sản phẩm hiển thị.


Bạn có thể tham khảo các loại màn hình LED chất lượng cao tại website: https://lightvn.vn/, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn thêm nhé!.

LIGHTVN chuyên cung cấp các sản phẩm – dịch vụ như: Dịch vụ sửa chữa màn hình LED – Modul LED, sửa chữa thiết bị xử lý hình ảnh màn hình LED, sửa chữa, nâng cấp hệ thống màn hình LED, thiết kế thi công hệ thống màn hình LED, bảng quảng cáo LED, bảng hiệu LED. Sữa chữa, nâng cấp hệ thống ánh sáng, thiết bị ánh sáng, Beam, Matrix, Par LED, Laser. Thiết kế thi công hệ thống ánh sáng – màn hình LED, thiết kế thi công vũ trường, Bar, Pub, Nightclub, Karaoke.

Khi đến với LIGHTVN bạn sẽ được:

  • Cung cấp giải pháp toàn diện nhất, tối ưu nhất cho mọi nhu cầu.
  • Cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm đa dạng nhiều chủng loại.
  • Cung cấp sản phẩm chính hãng theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
  • Đi kèm với chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất là những chế độ dịch vụ hoàn hảo nhất.
  • Được trải nghiệm sản phẩm thực tế trước khi quyết định mua.

Theo dõi LIGHTVN:

Facebook: https://www.facebook.com/Lightvn.vn

Tiktok: https://www.tiktok.com/@lightvn.vn?_t=8a5alRmCt0b&_r=1

Youtube: https://www.youtube.com/@lightvn_vn

One thought on “Độ phân giải hình ảnh là gì, độ phân giải màn hình là gì ?. Độ phân giải hình ảnh và độ phân giải màn hình, ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng hiển thị ?. Những tiêu chí đi cùng độ phân giải để có chất lượng hiển thị tốt nhất. 1 số tiêu chuẩn về độ phân giải màn hình.

  1. Pingback: Nguyên Lý Hoạt động Của Màn Hình LED, Các Chế độ Hoạt động Của Màn Hình LED, đừng Bỏ Qua Bài Viết Này Nếu Bạn đang Tìm Hiểu Về Màn Hình LED. - LIGHTVN - Thiết Kế Thi Công Hệ Thống Ánh Sáng - Màn H

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay
icons8-exercise-96 chat-active-icon